Những kinh nghiệm mua nhà đất chính chủ
Sau bao nhiêu năm thậm chí là vài chục năm lao động vất vả và tích góp thì bây giờ cũng là thời điểm bạn nên sở hữu cho mình một lô đất để xây nhà, xây dựng một tổ ấm để an cư lạc nghiệp rồi.
Nhưng thực tế thị trường bất động sản thị lại có muôn hình vạn trạng, chuyện lừa đảo xảy ra như chuyện thường tình nên có rất nhiều người lo lắng.
Để may mắn sở hữu một mảnh đất có tính pháp lý đảm bảo và có chất lượng tốt không phải là điều dễ dàng. Không phải cứ nắm trong tay nhiều tiền là bạn sẽ sở hữu cho mình một lô đất ưng ý. Một lời khuyên đặt ra là bạn nên mua sản phẩm chính chủ, tuy nhiên để tìm và nhận biết đó là đất của chính chủ thì nên làm thế nào? Có kinh nghiệm gì để biết đó là nhà đất chính chủ không?
Làm sao để biết đang mua nhà đất chính chủ
Khi tìm đến được nhà đất muốn mua mà bạn “nghi ngờ” nó là chính chủ, bạn hãy yêu cầu chủ đất đưa ra những giấy tờ có pháp lý liên quan như Giấy chứng nhận quyền sở hữu lô đất đó. Tiếp đến bạn cần phải kiểm tra lại thật kỹ đó là giấy chứng nhận thật hay giả và kiểm tra những thông tin trên tờ giấy chứng nhận đó.
Muốn nhận biết được điều này bằng mắt thường, bạn sẽ thấy chữ và dấu mộc đỏ còn rõ ràng và không bị nhòe hay mờ. Để chắc chắc tính chính xác của giấy chứng nhận, bạn nên đến cơ quan có thẩm quyền hoặc văn phòng công chứng để nhờ xác minh. Đang tồn tại tràn lan tình trạng chủ nhà đất rao bán 1 lô đất nhưng với rất nhiều khách hàng, nhận cọc của nhiều người rồi chiếm đoạt trong khi lô đất đó đã bán đi lâu rồi. Tôi mong bạn hãy tìm hiểu kĩ và thật tỉnh táo để có thể tránh được những trường hợp lừa đảo như trên.
Kiểm tra diện tích nhà đất
Thông tin mà bạn cũng kiểm tra kỹ lại đó chính là diện tích của nhà đất bạn muốn mua. Nếu diện tích của lô đất không đúng như trên sổ đã ghi thì chủ đất đã chiếm dụng đất bất hợp pháp hoặc có điều gì không minh bạch ở đây rồi. Bạn tuyệt đối không nên mua lô đất đó để tránh mai này sẽ vướng vào rắc rối tranh chấp đất đai nhé!
Xem quy hoạch tại vị trí nhà đất định mua
Vì bạn cũng đã cất công đến các cơ quan có thẩm quyền như: Ủy ban nhân dân, phòng tài nguyên môi trường,..để xác minh về tính pháp lý của lô đất rồi, thì bạn nên tìm hiểu thêm là lô đất mình định mua có nằm trong diện quy hoạch hay không?
Tính tới thời điểm hiện tại đã có rất nhiều trường hợp chủ đất lừa bán đất quy hoạch cho khách hàng, khi mọi sự đã rồi khách hàng mới tá hỏa là mình đã bị lừa. Giờ mọi sự đã rồi, biết kêu ai bây giờ! Bởi vậy tuy phải đi xác minh lúc ban đầu hơi cực, nhưng bạn sẽ tránh được những rắc rối về lâu về dài.
Và bạn không cần phải lo lắng về vần đề này sẽ khó hỏi hay gì nhé, hiện nay Nhà nước rất minh bạch và đã công khai về vấn đề quy hoạch này, người dân có quyền hỏi và bên cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải giải đáp tường tận.
Sau khi bạn đã nhận biết được miếng đất mình muốn mua là chính chủ rồi, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ thêm về các thủ tục hoặc quy trình mua nhà đất chính chủ nhé. Đây sẽ là một điều rất tốt cho bạn, nó giúp bạn tiết kiệm được thời gian và khi thấy bạn quá sành sỏi thì người ta có muốn lươn lẹo với bạn cũng không dám.
Kinh nghiệm khác khi mua nhà đất chính chủ
Ngoài việc bạn tự tìm hiểu để mua đất chính chủ, bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúp của người khác như: qua sự thới thiệu của người thân, bạn bè, các website rao vặt và qua môi giới bất động sản. Bạn cũng đừng quá ác cảm với vấn đề nhờ môi giới để tìm đất chính chủ, các nhà môi giới họ có mối quan hệ rất rộng nên họ sẽ tìm được sản phẩm ưng ý cho bạn nhanh hơn. Có rất nhiều bạn môi giới làm việc tận tình và có tâm, không phải ai cũng xấu đúng không nào?
Chủ nhà đất không chịu sang tên sau khi mua
Đối với trường hợp của bác cũng rất nhiều người mua nhà đất đã từng mắc phải, để giải quyết trường hợp này cũng tương đối phức tạp, cụ thể như sau:
Theo quy định của pháp luật, trường hợp của bác thì chủ sở hữu cũ của mảnh đất đã vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Căn cứ điều 450 của bộ luật dân sự thì bên bán đã vi phạm nghĩa vụ về mua bán tài sản, chúng ta cần lưu ý ở đây là quyền sử dụng đất cũng là 1 loại tài sản cụ thể về việc chuyển giao các giấy tờ cần thiết và chuyển quyền sử dụng đất cho bên mua.
Trong trường hợp này, để bảo quyền và lợi ích hợp pháp thì bác và chủ đất nên tìm cách trao đổi để làm rõ tại sao chủ đất cũ không chịu sang tên, nếu chủ đất không chịu và làm khó, bác hoàn toàn có quyền gửi đơn yêu cầu tới các cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thể: UBND cấp xã, nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải.
Trường hợp hòa giải thành, các bên sẽ tiến hành nội dung đã hòa giải.
Trường hợp hòa giải không thành tại UBND xã nơi có đất tranh chấp, bác có thể nạp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang có đất tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.